Vấn đề phát triển bền vững ở Đông Nam Á


Đông Nam Á đã và đang là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này là nhu cầu phải phát triển sao cho bền vững có xét đến các nhu cầu về môi trường.

Thách thức biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á

Đông Nam Á chiếm khoảng 20% đa dạng sinh học và 10% dân số thế giới. Với đà tăng tưởng vẫn đạt mức 4,8% trong năm 2021 bất chấp đại dịch COVID-19, Đông Nam Á tiếp tục duy trì sức hấp dẫn của mình với tư cách là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Dù vậy, tốc độ tăng trưởng này đi kèm với một tình hình đáng báo động. Mức tiêu thụ năng lượng của Đông Nam Á đã tăng vọt thêm hơn 80% kể từ năm 2000 và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào trước năm 2040. Các kết quả dự báo cho thấy mức phát thải khí carbon dioxide (CO2) sẽ tăng khoảng 60% tính đến thời điểm đó.

Đông Nam Á

Tất cả cho thấy một thực trạng phát triển đáng lo ngại, đặc biệt khi khu vực này lệ thuộc nặng nề vào nguồn tài nguyên không tái tạo làm nguồn cấp năng lượng chính.

Người dân Đông Nam Á đã và đang trực tiếp phải đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu và môi trường xuống cấp với hàng loạt các cơn lũ lụt đe dọa sinh kế đã xảy ra trong năm 2021. Nếu không có những sự thay đổi đáng kể nào trong thập kỷ tới, các quốc gia Đông Nam Á sẽ phải chịu thiệt hại tương đương ở mức 22,5 tỷ USD trong GDP do hậu quả của lũ lụt.

Nỗ lực vì sự bền vững ở Đông Nam Á

Nhận định biến đổi khí hậu là mối đe dọa của cả khu vực, tất cả các quốc gia ASEAN đều đã ký kết Hiệp định Paris. ASEAN tiếp tục đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng chính có nguồn gốc từ tài nguyên tái tạo lên 23% vào trước 2025.

Nhiều kết quả tích cực đang chờ đón khi khu vực Đông Nam Á bắt đầu đi theo hướng phát triển bền vững hơn. Các nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á mỗi năm có thể sẽ thu về các cơ hội kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD vào trước năm 2030 từ những lĩnh vực tăng trưởng bền vững mới.

Có nhiều cách thức để khai phá nền kinh tế xanh của khu vực. Chuyển dịch từ năng lượng không tái tạo sang tài nguyên bền vững là một nỗ lực không ngừng. Trong kế hoạch phát triển mới đây nhất, chính phủ các nước Đông Nam Á đã ưu tiên triển khai năng lượng mặt trời để thay thế nhiên liệu hóa thạch – mà cụ thể là năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà.

Việc nâng cao hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực vận tải của các quốc gia cũng đóng một vai trò quan trọng. Chuỗi cung ứng kỹ thuật số, kết hợp với tự động hóa và phân tích, có thể giúp giảm lượng phát thải cacbon.

Việc sử dụng dữ liệu lớn để tái cấu trúc tạo nên các thành phố xanh và kết nối cũng đóng vai trò quan trọng, tạo nên động lực phát triển bền vững cho khu vực.Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ trên lĩnh vực này, với nhiều thành phố thông minh phát triển nhanh chóng ở Singapore, Việt Nam và Indonesia.

Các sáng kiến này đòi hỏi sự cam kết lâu dài từ khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Chiến dịch thúc đẩy phát triển bền vững này là một mục tiêu có khả năng đoàn kết toàn bộ khu vực để cùng chung tay nâng cao đời sống cho tất cả người dân trong những thập kỷ tới.

ASEAN

cam kết nâng tỷ trọng năng lượng chính có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo của khu vực lên 23% trước năm 2025

Hitachi cam kết hỗ trợ các nỗ lực hướng đến sự bền vững của khu vực Đông Nam Á

Hitachi tin vào đổi mới xã hội, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của con người thông qua các giải pháp công nghệ tân tiến. Hitachi cũng là Đối tác chính của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2021 (COP26). Để hỗ trợ cho hoạt động hướng đến một xã hội xanh trong khu vực, Hitachi sẽ đóng vai trò là lực lượng tiên phong dẫn đầu.

Dưới đây là ba ví dụ trong đó những giải pháp và sản phẩm của Hitachi đã giúp làm nên những thay đổi trong xã hội:

Dịch vụ đi chung xe ở Thái Lan

Thị trường giao hàng của Thái Lan đã được dự báo tăng trưởng 35% trong năm 2020 nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của mảng thương mại điện tử. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này đã tạo ra tác động nghiêm trọng đối với các hoạt động bền vững khi mà mảng vận tải đứng thứ hai về mức phát thải khí nhà kính. Để giảm thiểu tác động môi trường, Hitachi đã ra mắt dịch vụ đi chung xe ở Thái Lan. Hệ thống theo dõi phương tiện trực tiếp sẽ cho phép các công ty định vị và đặt trước xe để giảm thiểu số xe tải trống chạy trên đường phố Thái Lan. Một hệ thống vận tải tối ưu đồng nghĩa sẽ giảm phát thải cacbon cho Thái Lan, điều đó đóng góp trực tiếp vào mục tiêu khử cacbon của COP26.

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin ở Philippines

Hitachi cùng Manila Electric Co đã lắp đặt hệ thống lưu trữ năng lượng pin 2MW ở Bulacan. Có thiết kế dạng mô-đun, dễ dàng di chuyển và đặt trong các thùng chứa 40ft, các pin này mang đến sự ổn định cho nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, vốn là loại năng lượng biến đổi trong suốt ngày. Giải pháp này cho phép quản lý các tình huống mà nhu cầu năng lượng tăng cao điểm, giúp tăng tính ổn định cho dịch vụ và chất lượng điện, đồng thời bù đắp cho sự gián đoạn của sản xuất năng lượng tái tạo.

Sử dụng phân tích dữ liệu lớn ở Singapore

Chính phủ Singapore đã đặt ra tầm nhìn dài hạn là đạt mức phát thải bằng không, trong đó có bao gồm việc giảm ô nhiễm từ giao thông vận tải. Đây là lĩnh vực hiện chiếm đến 15% tổng lượng khí thải cacbon của cả nước.

Go-Ahead Singapore đã tiến thêm một bước khi tận dụng phân tích dữ liệu lớn để tối ưu hóa hoạt động triển khai.Hitachi đã hỗ trợ Go-Ahead Singapore trong việc đo lường và nâng cao hiệu quả vận hành xe buýt thông qua việc phát triển và duy trì một cổng thông tin điện tử phân tích dữ liệu lớn tùy chỉnh.Cổng này cho phép nhân viên lập lịch trình nhanh chóng xác định các sự cố và giải quyết chúng kịp thời.Kết hợp với dữ liệu giao thông chính xác, Go-Ahead có thể triển khai đội xe buýt của mình hiệu quả hơn. Nhờ đó làm giảm thời gian chạy không tải của xe buýt trên những con phố tắc nghẽn và giảm lượng khí thải của xe.